Nha Đam Trị Mụn: Lợi "Ít" Hại Quá Nhiều! [Cập nhật 2021]

Nha Đam Trị Mụn: Lợi “Ít” Hại Quá Nhiều!

Có phải bạn đang loay hoay tìm cho mình một cách dùng nha đam trị mụn?

Nếu đúng, thì đây là bài viết đầy đủ nhất dành cho bạn.

Cụ thể như sau…

Giới Thiệu Về Nha Đam

Vì sao bạn lại muốn tìm hiểu cách trị mụn bằng nha đam vậy?

Tìm kiếm Google về cách trị mụn bằng nha đam

Chắc hẳn là bác sĩ…Google rồi!

Vậy thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu loại thảo dược này có những công dụng cụ thể gì mà lại được đưa lên Google hướng dẫn trị mụn.

Các Công Dụng Bổ Ích Của Nha Đam

Trị Mụn Bằng Nha Đam

1. Dưỡng ẩm (Moisturizing effect)

Mucopolysaccharides là thành phần chính của nha đam có tác dụng giữ được độ ẩm sinh lý cho da.

2. Chữa lành vết thương (Healing properties)

Phân tử đường Glucomannanhormone gibberellin có trong nha đam.

Kích thích các nguyên bào sợi (fibroblast) trong da hoạt động mạnh, sản xuất ra nhiều collagen, khiến vết thương lành nhanh hơn.

3. Chống lão hóa (anti-aging effect)

Nha đam kích thích hoạt động :

Giúp da tăng tính đàn hồi, giảm các vết nhăn.

Ngoài ra, chính tác dụng dưỡng ẩm khiến cho da mịn màng, nhờ vậy giảm hình thành các nếp nhăn.

4. Sát trùng (Antiseptic effect)

Nha đam có chứa tới 6 hoạt chất sát trùng : Lupeol, salicylic acid, urea nitrogen, cinnamonic acid, phenols và sulfur.

Cả 6 hoạt chất này có tác dụng ức chế các loại :

5. Giảm viêm đỏ (Anti-inflammatory action)

C-glucosyl chromone. [nguồn]

Được chiết xuất từ nha đam, có khả năng ức chế hoạt động của men cyclooxygenase.

Đây là một enzyme quan trọng tạo ra hiện tượng viêm đỏ.

Nhờ vậy mà giảm được viêm đỏ.

6. Nhuận trường (Laxative effects)

Anthraquinones.

Đây là một chất được chiết xuất từ mủ cây nha đam, có tác dụng nhuận trường.

Nó làm tăng hàm lượng nước trong ruột, kích thích tiết chất nhầy và tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. [nguồn]

Nhờ có nhiều tác dụng có lợi như vậy mà nha đam được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh :

Tóm Lại

Nha đam có nhiều tác dụng có lợi.

Nhưng nha đam có rất nhiều hoạt chất khác nhau, kể cả hoạt chất “lạ” dễ gây dị ứng. Muốn sử dụng cần phải chiết xuất cẩn thận bằng công nghệ.

Nếu nhiều tác dụng có lợi, vậy thử bôi lên da mặt thì sẽ như thế nào?

Bạn sẽ biết rõ ngay dưới đây…

Không Được Trị Mụn Bằng Nha Đam!

Y Học Chứng Cứ (Evidence-Based Medicine) là nền tảng uy tín nhất mà các bác sĩ sử dụng để trị bệnh trong quá trình hành nghề.

Y Học Chứng Cứ - Evidence-Based Medicine

Nói nôm na để bạn dễ hiểu…

Đó là nơi các bác sĩ tổng hợp kinh nghiệm điều trị của mình, còn các nhà nghiên cứu thì tổng hợp thông tin về tính hiệu quả, tác dụng phụ của thuốc, phương pháp điều trị.

Quá trình này phải thực hiện trong thời gian dài, có thể vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Thông qua các cuộc nghiên cứu: In Vitro Research, Case Studies, Randomized Control Trials, Reviews.

Chứng cứ y học - Trị mụn

Đối với mụn cũng vậy, tôi thường sử dụng 3 nguồn dữ liệu uy tín nhất đó là:

Và đây là tất cả các thuốc trị mụn họ đã nghiên cứu và sử dụng. Tất cả đều rất uy tín và chất lượng rất cao.

Tổng hợp danh sách các loại thuốc trị mụn được bác sĩ sử dụng
Tổng hợp danh sách các loại thuốc trị mụn được bác sĩ sử dụng

Và dù tìm hiểu rất kỹ trong những dữ liệu, kinh nghiệm này. Tôi vẫn không hề thấy có một dòng chữ nào đề cập đến nha đam!

Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng: Nha đam không trị được mụn! [nguồn]

Và nếu bạn vẫn có sử dụng nó, bạn sẽ gặp phải những tác hại nghiêm trọng sau đây.

Cụ thể là…

Hư Da Mặt Vì Nha Đam

1. Mặt Nổi Mụn Nhiều Hơn Do Nha Đam

Mụn mủ
Mụn nổi nhiều hơn

Phản ứng viêm (inflammatory response) là quá trình huy động những tế bào miễn dịch (immune cell) bên trong hệ miễn dịch (immune system) để đến vùng da mụn tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, chất bã nhờn.

Chính phản ứng này đã tạo ra mụn viêm đỏ (pimple), mụn mủ (pustule) và mụn bọc (nodular acne). Phản ứng viêm càng mạnh thì nốt mụn càng sưng to, đỏ và đau hơn.

Và…

Bôi nha đam lên da mặt là một tác nhân hóa học khiến cho phản ứng viêm này mạnh hơn.

Kết quả là mụn sưng to hơn, hoặc thậm chí là nổi thêm một số nốt mụn viêm khác.

2. Dị Ứng Do Nha Đam

Sở dĩ xảy ra dị ứng là bởi vì bên trong nha đam có chứa rất nhiều hoạt chất khác nhau. Nên chắc chắn phải có những hoạt chất tạp và lạ, vì vậy mà làm cho da mặt bị dị ứng.

Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận diện mình đang bị dị ứng:

3. Sẹo Mụn Do Nha Đam

Sẹo mụn
Sẹo mụn

Thật ra, nha đam không có liên quan gì với sẹo mụn. Mà nó gây sẹo mụn một cách gián tiếp.

Khi bị mụn…

Hậu quả nghiêm trọng nhất mà bạn gặp phải đó chính là sẹo mụn (acne scar), hay cụ thể là sẹo lõm (atrophic scar).

Nó nghiêm trọng nhất đơn giản là bởi vì chẳng có phương pháp điều trị hết 100% hết! Bạn có thể nghĩ đến các phương pháp trị sẹo mụn hiện nay:

Nhưng vấn đề là, dù bác sĩ có phối hợp khéo léo đến chừng nào thì hiệu quả trị sẹo tối đa mà giới y học ghi nhận là 80%!

Vậy nha đam bằng cách gián tiếp nào gây ra sẹo mụn?

Đơn giản.

Đó là vì, khi bị mụn, chúng ta cần phải tiến hành điều trị khoa học ngay từ đầu, nếu để càng lâu thì chính phản ứng viêm là thủ phạm phá hủy những vùng da xung quanh nốt mụn.

Nên khi mụn lặn, bạn sẽ thấy da bị lõm xuống, đó là sẹo lõm.

Việc dùng nha đam.

Đã gián tiếp cản trở bạn điều trị khoa học, ngược lại, còn giúp phản ứng viêm mạnh hơn.

Đọc Đến Đây...

Có lẽ bạn đã hiểu được tuyệt đối không được dùng nha đam trị mụn vì hoàn toàn phản khoa học!

Và dưới đây là 27 cách trị mụn bằng nha đam “hot” nhất mà bạn cần biết để…tránh!

27 Cách Trị Mụn Bằng Nha Đam “Hot” Nhất Hiện Nay... CẦN TRÁNH!

1. không Được Bôi nha đam trực tiếp Để Trị Mụn

Như đã phân tích đầy đủ phía trên.

Bôi nha đam trực tiếp không trị được mụn, mà chỉ gây hại thêm cho da mặt của bạn.

2. Không Được Ăn trực tiếp nha đam

Không gây hại gì.

Nhưng nếu nói về việc trị mụn, thì ăn nha đam thậm chí nhiều năm nữa vẫn không hết mụn.

Nha đam, cùng một số thức ăn khác có tác dụng trị mụn. ( Xem chế độ ăn cho người bị mụn).

Nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong khả năng trị mụn.

3. Không Dùng nha đam và nước chanh

Đây là phương pháp quá có hại !

Tôi không hiểu được bạn nào “không có tâm” đến mức như vậy, hoặc là người viết không biết được những gì mình viết gây hại cỡ nào.

Nước chanh có tính pH rất cao…

Trong khi làn da của bạn có độ pH trung tính. Bôi nước chanh lên da mặt chắc chắn gây ra nhiều hậu quả:

4. không dùng nha đam và mật ong

Mật ong bôi lên da mặt không có tác dụng trị mụn. [nguồn]

5. không dùng nha đam kết hợp với giấm táo

Giấm táo không có tác dụng trị mụn. [nguồn]

6. không dùng nha đam và nước vo gạo

Không có tác dụng trị mụn.

7. Không dùng nha đam và kem đánh răng

Kem đánh răng không có tác dụng trị mụn. (Xem “Kem đánh răng trị mụn”).

8. Không Dùng nha đam ngâm rượu

Bạn sẽ rước họa vào thân vì cách này. (Xem “Rượu thuốc trị mụn”).

9. Không Dùng nha đam ngâm giấm

Cũng gây hại tương tự như rượu.

10. Không Dùng nha đam đông đá

Đá lạnh có thể làm giảm cảm giác đau nhẹ. Tạo ảo giác là đỡ mụn.

Nhưng vì nguyên nhân không được điều trị triệt để nên sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại.

11. Không Dùng Mặt nạ nha đam tươi

Gây hại tương tự như bôi nha đam lên da mặt.

12. Không Dùng Mặt nạ nha đam tinh dầu trà

Có tác dụng trị mụn nhưng rất ít.

Không đủ trị mụn nếu bạn có nốt mụn viêm đỏ, mụn mủ hay mụn bọc.

13. Không Dùng Rau diếp cá kết hợp nha đam

Không có tác dụng trị mụn.

Gây hại nhiều cho da mặt của bạn. (Xem “Rau diếp cá trị mụn”)

14. Không Dùng Bột yến mạch và nha đam

Không có tác dụng trị mụn. [nguồn]

15. Không Dùng Mặt nạ nha đam kết hợp với nước hoa hồng

Không có tác dụng trị mụn.

Có thể gây khô da nhiều hơn. Làm da nhạy cảm và dễ nổi mụn nhiều hơn.

16. Không Dùng Mặt nạ nha đam kết hợp với nghệ

Nghệ không có tác dụng trị mụn.

Nghệ giúp lành vết thương, nhưng gây thâm rất nhiều.

17. Không Dùng Mặt nạ nha đam và chuối chín

Nếu bạn bổ sung chuối và nha đam trong bữa ăn mỗi ngày sẽ mang lại nhiều tác dụng có lợi hơn.

Nhưng bôi lên da mặt chắc chắn không có tác dụng gì.

18. Không Dùng Mặt nạ nha đam và sữa chua nguyên chất

Không có tác dụng trị mụn.

19. Không Dùng Mặt nạ nha đam và nước ép dưa leo

Không có tác dụng trị mụn.

20. Không Dùng Mặt nạ nha đam kết hợp với lá sầu đâu

Không có tác dụng trị mụn.

21. Không Dùng Mặt nạ gel nha đam với đu đủ chín

Không có tác dụng trị mụn.

22. Không Dùng Mặt nạ nha đam với bột gỗ đàn hương

Không có tác dụng trị mụn.

23. Không Dùng Mặt nạ nha đam với bột đậu gà besan

Không có tác dụng trị mụn.

24. Không Dùng Nha đam với tinh dầu trà để trị mụn

Có tác dụng trị mụn nhưng rất ít. [nguồn]

25. Không Dùng Nha đam và khoai tây Để trị mụn

Không có tác dụng trị mụn. [nguồn]

26. không dùng Nha đam và dầu oliu để trị mụn

Không có tác dụng trị mụn. [nguồn]

27. Không dùng Lòng trắng trứng và nha đam Để trị mụn

Không có tác dụng trị mụn.

Hướng Dẫn Bạn Trị Mụn Đúng Cách Và Khoa Học

Bạn đã biết cách nhận điện đúng tình trạng mụn chưa? Hay đã biết những nguyên nhân gây mụn nào phổ biến?

Nếu thật sự bạn là một người hoàn toàn mới.

Thì bài viết dưới đây là dành cho bạn, nó không phải là một bài viết chuyên sâu, nhưng lại là bài viết tổng quan nhất về mụn.

Đọc bài viết này sẽ mang lại cho bạn cái nhìn toàn cảnh về mụn, từ đó biết chọn được cho mình con đường trị mụn phù hợp.

Hoặc nếu không.

Bạn có thể chỉ cần đọc những bài viết mà bản thân cần nhất theo thứ tự cụ thể như sau.

Mụn có nhiều loại, nhiều tên gọi, nên đọc bài viết này sẽ giúp bạn biết được tổng cộng các loại mụn, cách nhận diện và biết được luôn tình trạng cụ thể của mình là gì.

Nếu bạn đã biết rồi thì tôi khuyên bạn hãy quan tâm ngay đến nguyên nhân gây mụn. Vì biết được nguyên nhân gây mụn và tự điều chỉnh nó đôi khi giúp bạn cải thiện mụn rất ấn tượng!

Đã có lần có một bạn được tôi tư vấn ra nguyên nhân gây mụn là thức khuya, thì sau khi thay đổi sang thói quen ngủ sớm, tình trạng mụn đã “mất tăm!”

Nếu bạn đã “tinh thông” hai chủ đề này.

Thì tôi khuyên bạn đã đến lúc đọc ngay những bài viết hướng dẫn trị mụn của tôi.

Nếu bạn chỉ bị mụn đầu đen (closed comedone), mụn đầu trắng (open comedone) thì bài viết này là dành cho bạn.

Nhưng nếu như da mặt có thêm mụn viêm đỏ (pimple), mụn mủ (pustule) hoặc đặc biệt là mụn bọc (nodular acne) thì bạn cần đọc ngay bài viết sau.

Và cuối cùng là…

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Trị mụn bằng nha đam có tốt không?

Hoàn toàn không tốt.

Ngược lại, bôi nha đam làm da mặt của bạn có nguy cơ dị ứng, mụn nổi nhiều hơn.

2. Các cách trị mụn bằng nha đam hiệu quả nhất

Không trị mụn bằng nha đam, dù là bất cứ phương pháp nào.

Bài viết này đã giải thích đầy đủ lý do vì sao.

3. Một số lưu ý khi sử dụng nha đam trị mụn

Tôi chỉ có 1 lưu ý với bạn khi định dùng nha đam để trị mụn.

Đó là nha đam sẽ làm tình trạng mụn của bạn thêm tồi tệ hơn.

4. Mặt nạ nha đam có ăn nắng không?

Không dùng mặt nạ nha đam để trị mụn.

Nhưng nếu bạn dùng nha đam, tình trạng dị ứng sẽ khiến da dễ bắt nắng hơn.

Thậm chí, dù da ở tình trạng bình thường, chưa dùng nha đam. Tôi cũng khuyên bạn nên chống nắng đầy đủ mỗi khi ra ngoài trời.

5. Nha đam có trị được mụn bọc không?

Hoàn toàn không được.

Ngược lại, nha đam sẽ khiến da bạn bị dị ứng, tăng nhạy cảm, khiến mụn nặng hơn, khó trị hơn.

Bạn sẽ hiểu đầy đủ nếu đọc hết bài viết này.

6. Hướng dẫn cách làm gel nha đam truyền thống tại nhà

Không dùng nha đam, dù là bất cứ hình thức nào để trị mụn.

7. Sử dụng thế nào để nha đam phát huy hết tác dụng

Nha đam không có tác dụng trị mụn.

Nên tôi không hướng dẫn bạn cách nào để trị mụn bằng nha đam.

8. Cách làm mặt nạ nha đam trị mụn

Không dùng mặt nạ nha đam để trị mụn.

Tôi đã chia sẻ cho bạn tất cả những kiến thức mà tôi nghiên cứu được về chủ đề “trị mụn bằng nha đam”

Bây giờ là lúc tôi muốn biết suy nghĩ của bạn:

  • Bạn đã từng thử sử dụng một trong những phương pháp thiên nhiên bằng nha đam ở trên chưa?
  • Thay vào đó, bạn có muốn áp dụng những phương pháp trị mụn KHOA HỌC và AN TOÀN mà tôi đã trình bày ở trên?

Hãy cho tôi biết bằng cách để lại bình luận phía bên dưới ngay bây giờ.

>

[Tải Ngay] ebook chăm sóc da giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại

+5000 người đã nhận tài liệu miễn phí này