[KHÁM PHÁ] Chế Độ Ăn Cho Người Bị Mụn Từ Bác Sĩ 2019

[KHÁM PHÁ] Chế Độ Ăn Cho Người Bị Mụn (Cập Nhật 2022)

Bị mụn không nên ăn gì? Bị mụn nên ăn gì?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho em đầy đủ các loại thức ăn liên quan đến mụn trong bài viết này. Không những vậy, bác còn hướng dẫn em biết cách xây dựng ngay cho mình một chế độ ăn trị mụn phù hợp.

Nói ăn gì hết mụn luôn thì…hơi quá. Nhưng bác tin rằng, chế độ ăn được bác xây dựng trong bài viết này, sẽ giúp cải thiện mụn đáng kể cho em.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN DA NHƯ THẾ NÀO?

Chế độ ăn đã được chứng minh là một nguyên nhân gây mụn rất quan trọng.

Nó ảnh hưởng bằng 2 cách chủ yếu sau: [Nguồn]

Dựa vào đó mà chúng ta mới có thể tìm ra: [nguồn]

Và áp dụng theo nguyên tắc như sau…

Nguyên Tắc Xây Dựng Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bị Mụn

1. Phát hiện và tránh những loại thức ăn gây nổi mụn

Để tư vấn được cho em cụ thể là thức ăn nào gây mụn để em né tránh, giới y học đã phải dành nhiều thời gian, nguồn lực để thực hiện các cuộc nghiên cứu y khoa.

Bác đã tìm hết các nghiên cứu y khoa này trên thư viện y khoa Mỹ – PUBMED, tổng hợp và viết lại một cách đơn giản cho em đọc ở phần phía dưới.

Em lưu ý.

Khi đọc thì em đối chiếu lại xem bữa ăn hằng ngày của mình có nằm trong những loại thức ăn gây mụn được liệt kê trong này hay không. Nếu có thì hãy điều chỉnh loại bỏ hoặc giảm bớt nghe em.

Nhiều em trị mụn mãi mà không hết, cứ tái đi tái lại dai dẳng. Nhưng khi được bác sĩ khai thác thông tin chế độ ăn và điều chỉnh nó, thì kể từ đó trở đi, mụn điều trị đáp ứng tốt, không tái lại dai dẳng nữa.

2. Tìm và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da mụn

Thật ra, các nghiên cứu y học nhận thấy ở người bị mụn thường bị thiếu chất này, chất kia. Và khi tiến hành bổ sung những chất bị thiếu này, các nhà nghiên cứu có thấy cải thiện mụn.

Nhưng bác cũng phải cho em hiểu rõ, vì mỗi ngày chúng ta ăn đủ các loại thức ăn nên việc khẳng định một loại thức nào đó là có tác dụng trị mụn là hoàn toàn bất khả thi.

Vì nó chỉ tương đối.

Nên lời khuyên ở các loại thức ăn này cũng là khuyên để em bổ sung thêm, chứ để nói sẽ giúp trị mụn triệt để thì không thể em nhé.

Thức Ăn Gây Mụn Mà Bạn Nên Điều Chỉnh

Bác tổng hợp các loại thức ăn gây mụn mà em cần tránh từ các nghiên cứu y học ngay dưới đây: [Nguồn]

Đầu tiên là…

1. Uống Sữa Nổi Mụn

Uống sữa là một nguyên nhân gây mụn. [nguồn]

Vì một số thành phần có trong sữa sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều hormone insulin-like growth factor 1 (IGF-1). Ngoài ra, có những loại sữa chứa hormone progesterone. Hormone này do bò mẹ mang thai sản xuất ra và tiết vào trong sữa.

Cả 2 hormone này, kích thích tuyến bã nhờn (sebaceous gland) trên da mặt của em phát triển mạnh hơn, làm cho da mặt nhờn.

Da mặt nhờn.

Sẽ làm cho tế bào da chết bong tróc ra không hết được, một phần bị dính lại trên da mặt, gây bít tắc lỗ chân lông (hair follicle), vì vậy mà gây mụn.

Trong các loại sữa, thì sữa gầy (skim milk) là gây mụn nhiều nhất.

Có sự khác biệt như vậy là vì sữa gầy chứa ít hormone estrogen hơn so các loại sữa khác. Mà estrogen là một hormone có tác dụng trị mụn. [nguồn]

Ngoài ra.

Nhà sản xuất đôi khi lại cho thêm một số loại protein (ví dụ α-lactoalbumin) vào sữa để tăng dinh dưỡng. Nhưng đây lại là một protein gây mụn.

Em có cảm thấy hơi khó tin không? Nhưng tất cả đều trích dẫn từ nghiên cứu khoa học cả đấy.

Uống Sữa Nổi Mụn

Tiếp theo là…

2. Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao (High glycemic load):

Dưới đây là các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao:

Khi đi vào cơ thể, các thức ăn này sẽ làm tăng lượng đường trong máu (glycemia).

Nhưng tuyến tụy (pancreatic gland) sẽ tạo ra nhiều hormone insulin để ổn định lại lượng đường huyết này.

Insulin rất quan trọng với cơ thể, nhưng nếu quá nhiều thì lại làm: [nguồn], [nguồn]

Vì vậy mà gây mụn.

Giải pháp rất đơn giản, em chỉ cần:

3. Đồ ăn vặt, bánh kẹo, thức ăn nhanh

Nói thiệt với em, dù nhóm thức ăn có không gây mụn thì bác vẫn muốn khuyên em: bỏ loại thức ăn này đi. Nếu bỏ ngay thấy chưa được thì mình giảm từ từ, đến khi nào giảm đến mức chỉ thỉnh thoảng ăn thôi là được.

Các loại thức ăn này gây hại với sức khỏe là điều đã được khoa học chứng minh từ lâu, nó là nguyên nhân phổ biến gây thừa cân, béo phì trong xã hội hiện đại ngày nay. Hậu quả là gây ra các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. [nguồn] [nguồn]

Bỏ đi em.

Thức ăn nhanh khiến cơ thể sản xuất ra nhiều hormone IGF-1, đây là hormone gây mụn mà bác đã giải thích ở phía trên.

Ngoài ra, các loại thực phẩm này cũng gây rối loạn thành phần acid béo trong chất bã nhờn trên da mặt, tạo điều kiện để vi khuẩn P. acnes phát triển và gây mụn.

Cụ thể đó là:

Đồ ăn vặt, thức ăn nhanh

4. Ăn socola có nổi mụn không

  • Ăn socola có nổi mụn không?
  • Uống milo có nổi mụn không?

Sô cô la (chocolate) là một thực phẩm gây mụn. Và trong các loại chocolate, thì chocolate đen có khả năng gây mụn ít hơn so với chocolate sữa.

Socola gây mụn

Có sự khác biệt như vậy.

Là bởi vì trong thành phần của sô cô la đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa (antioxidants) hơn sô cô la sữa.

Chocolate

5. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Thức này loại này làm rối loạn thành phần các acid béo trên da mặt. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn P. acnes phát triển.

Kết quả là da mặt em nổi nhiều mụn hơn, đặc biệt là mụn viêm đỏ.

6. Ăn ớt có nổi mụn không?

Thức ăn cay, nóng

Các loại thức ăn này làm da mặt của em tiết ra nhiều mồ hôi, chất bã nhờn. Vì vậy mà làm bít tắc các lỗ chân lông, gây mụn.

Thật ra.

Các nghiên cứu y khoa về vấn đề này vẫn chưa đủ dữ liệu để khẳng định chắc chắn.

Nên với những em thích ăn cay, bác khuyên em vẫn có thể tiếp tục ăn cay, nhưng hãy để ý coi là sau mỗi lần ăn cay thì mụn có nổi lên nhiều hơn hay không.

7. Uống cà phê có nổi mụn không?

Chất kích thích

Một số nguồn thông tin cho rằng cà phê gây mụn. Nhưng thật ra thì không thể nói đơn giản như vậy.

Bác cần làm rõ cho em hiểu như sau.

Bản thân cà phê thì không gây mụn. Không những vậy, nếu em uống cà phê với lượng vừa phải, đều đặn thì nó còn mang đến nhiều tác dụng có lợi.

Trong đó có kể đến tác dụng điều trị bệnh Alzheimer. [nguồn]

Nhưng.

Nếu em nghiện và lạm dụng cà phê thì lại là một câu chuyện khác. Khi đó, cà phê sẽ làm tinh thần dễ kích động hơn, khó ngủ hoặc mất ngủ, stress,…

Những điều này làm cơ thể sản xuất ra nhiều hormone CRH (Corticotropin releasing hormone) và androgen. Hai hormone này lại kích thích tuyến bã nhờn trên da mặt của em.

Cuối cùng là da mặt nhờn và nổi mụn.

Nhưng nếu chỉ gây mụn thôi thì vẫn còn nhẹ nhàng. Vấn đề là nếu tình trạng này cứ kéo dài thì về lâu dài em sẽ mắc các bệnh sau đây:

Nên một lần nữa.

Em hãy nghe lời bác, đừng lạm dụng cà phê để thức đêm, để tạo ra sự tỉnh táo,…Hãy tự xây dựng cho mình một cuộc sống khoa học, biết cách làm việc để luôn duy trì sự tỉnh táo.

Thật ra thì bác cũng đang uống cà phê trong khi viết bài này cho em đây. Nhưng bác chỉ uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng, tận hưởng hương vị cà phê và tận hưởng ngày mới!

Em cũng vậy nhé!

8. Các loại thực phẩm bơ, kem, yaourt

Các loại thực phẩm nhóm này cũng kích thích cơ thể sản xuất hormone IGF-1 gây mụn.

Các loại thực phẩm nhóm này em cần tránh:

Em cứ thử một ngày ăn nhiều sầu riêng, nhãn rồi xem vài ngày sau da mặt thế nào!

Vừa rồi là những thực phẩm gây mụn phổ biến mà bác muốn em giảm bớt trong các bữa ăn mỗi ngày của mình.

Bác nghĩ.

Chắc hẳn em sẽ còn thắc mắc nhiều loại thực phẩm khác chưa được đề cập trong bài viết, liệu có gây mụn hay không?

Hãy tiếp tục đọc tiếp phần các loại thức ăn tốt cho da mụn ngay phía bên dưới đây. Có thể nó nằm trong nhóm tốt cho da mụn.

Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Da Mụn

1. Thực phẩm có lượng đường thấp

Trong 1 nghiên cứu được đăng trên tạp chí Da Liễu Hoa Kỳ Journal of the American Academy of Dermatology

Nghiên cứu thực phẩm có lượng đường thấp - Trị Mụn

Thì những thực phẩm có: chỉ số đường huyết thấp và chỉ số hấp thụ tinh bột thấp. 

Ví dụ như:

Có tác dụng giảm tình trạng mụn và giảm cân. [Nguồn]

Nên giải pháp cũng đơn giản: em hãy ăn gạo lứt thay vì lâu nay dùng gạo trắng, ngoài ra, hãy bổ sung thêm các loại đậu khi nấu cơm.

Bác nghĩ rằng đây sẽ là một thay đổi rất lớn giúp em có một lối sống “heo thì”, chứ không chỉ dừng lại mỗi việc trị mụn.

“Little things make a big difference.”

2. Cá (trứng cá, dầu cá)

Cá ngừ

Ăn trứng cá có nổi mụn không? Uống dầu cá bị nổi mụn? Em sẽ có câu trả lời ngay dưới đây.

Bên trong cá có chứa các chất:

Nên trên lý thuyết là sẽ có tác dụng hỗ trợ trị mụn. Và đây là các loại cá mà em nên bổ sung:

Thực tế cũng có một số nghiên cứu y khoa cho thấy dầu cá có tác dụng trị mụn. [nguồn]

Nghiên cứu Dầu cá trị mụn

Nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đủ uy tín để khẳng định chắc chắn. Trong tương lai câu trả lời sẽ rõ ràng hơn.

Còn bây giờ.

Em có thể tự bổ sung các loại thức ăn này và để ý xem sao, vì căn bản đây đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Nên nhớ: đồ tươi bao giờ cũng tốt hơn đồ đã chế biến! Cá tươi sẽ luôn tốt hơn viên uống dầu cá.

3. Các loại hạt

Các loại hạt

Ăn đậu phộng có nổi mụn không? đậu đỏ trị mụn trứng cá?

Các nghiên cứu y khoa nhận thấy bên trong các loại hạt chứa:

Nên có thể sẽ giúp hỗ trợ điều trị mụn. Và đây là các loại hạt em có thể mua:

4. Trái cây tốt cho da mụn

Trái cây, rau củ
  • Ăn cóc có nổi mụn không?
  • Ăn dưa hấu có nổi mụn không?
  • Uống nước cam trị mụn?

Rất khó để nói có hay là không.

Đơn giản là vì hầu như không có nghiên cứu khoa học nào đi nghiên cứu những vấn đề này. Thay vào đó, các nghiên cứu thường tập trung vào các hoạt chất cụ thể (benzoyl peroxide, adapalene,…).

Nhưng bác có nguyên tắc này cho em.

Đối với những loại trái cây có chứa nhiều đường, đặc biệt là đường ở dạng lỏng dễ hấp thụ (ví dụ như nhãn, vải, sầu riêng,…), em nên tránh vì nó có thể gây mụn thông qua việc khiến cơ thể sản xuất ra nhiều hormone insulin, IGF-1.

Ngoài những loại này, em có thể thoải mái mua về ăn mà không hề sợ gây mụn. Nhưng chắc chắn, trái cây sẽ mang lại nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể.

5. Uống vitamin trị mụn

Vitamin A và E

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Cutaneous and Ocular Toxicology. [nguồnNgười ta phát hiện thấy Vitamin A và E có tác dụng trị mụn.

Nhưng, em phải hỏi trước ý kiến Bác sĩ trước khi uống bổ sung Vitamin A. Vì ngộ độc Vitamin A có thể gây tổn thương một số cơ quan của bạn.

6. Acid béo omega 3-6-9 và chất chống oxy hóa (mật ong)

Chất chống oxy hóa và acid béo omega-3

Chất chống oxy hóa và acid béo omega-3 được cho là có khả năng

Chất chống oxy hóa còn có tác dụng trung hòa độc tố trong cơ thể, nên sẽ làm giảm mụn.

Thực phẩm chứa các dinh dưỡng này bao gồm:

7. Vitamin B2, B3, B5, B6

Vitamin B2 (riboflavin) có vai trò quan trọng:

Các loại thức ăn giàu vitamin B2:

Vitamin B3 (niacin) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein cơ thể, trong đó có cả da.

Các loại thức ăn giàu vitamin B3:

Vitamin B5 (pantothenic acid) có tác dụng làm tuyến bã nhờn giảm tiết bã nhờn, nhờ vậy giảm mụn.

Các loại thức ăn giàu vitamin B5:

Vitamin B6 (pyridoxine) thúc đẩy bong tróc tế bào da chết, làm giảm bít tắc lỗ chân lông, nên giảm mụn.

Nói chung, tác dụng trị mụn từ những thực phẩm này vẫn còn mơ hồ, kết quả của các nghiên cứu y học về việc trị mụn của các loại thực phẩm này vẫn chưa chất lượng.

 

Nên bác khuyên em, mình bổ sung và cũng tự để ý thêm về diễn tiến mụn của mình. Nhưng dù có tác dụng trị mụn rõ ràng hay không, thì các loại thực phẩm này vẫn có lợi cho sức khỏe của em.

8. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có lợi trong việc phòng ngừa và trị mụn, và bác sĩ cũng thường bổ sung viên kẽm uống để hỗ trợ trị mụn. Các nghiên cứu y học cũng cho thấy ở những người bị mụn, thường cơ thể của họ bị thiếu kẽm.

Nhưng, em nên đi khám bác sĩ để được tư vấn uống kẽm đúng liều lượng.

Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm:

9. Uống collagen nổi mụn?

Collagen không gây mụn và cũng không có tác dụng trị mụn, nên em không cần phải mất thời gian lẫn tiền bạc để đầu tư viên uống collagen nhằm mục đích trị mụn.

10. Uống nước đủ và đúng cách

Uống nước đủ và đúng cách cũng là một cách hỗ trợ điều trị mụn. Nhờ nha em, chỉ là cách hỗ trợ thôi, vì cũng chưa có nghiên cứu, bằng chứng y khoa nào rõ ràng cho thấy tác dụng trị mụn của việc này cả.

Nhưng uống đúng và đủ nước vẫn là việc cần thiết cho sức khỏe.

Nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể, giúp tế bào hoạt động ổn định, trong đó có cả tế bào da.

Cách uống nước đủ và đúng cách:

Câu hỏi thường gặp

1. Bị mụn có nên ăn cà pháo?

Bạn vẫn có thể ăn được bình thường. Cà pháo không gây mụn nhưng cũng chẳng trị mụn.

2. Bị mụn có nên ăn khoai lang?

Khoai lang thuộc nhóm đồ ăn có thể gây mụn vì chứa hàm lượng tinh bột cao. Bạn đọc phần đầu bài viết này sẽ hiểu rõ.

3. Bị mụn ăn rau muống có sao không?

Không sao cả. Ngược lại, chế độ ăn nhiều rau đôi khi lại hỗ trợ điều trị mụn tốt hơn.

4. Bị mụn có nên ăn gạo nếp?

Cơm là một thực phẩm gây mụn nếu bạn ăn quá nhiều. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ vì sao cũng như biết được giải pháp thay thế.

5. Chế Độ Ăn Cho Người Bị Mụn Hiệu Quả Tới Mức Độ Nào?

Tùy vào mỗi người.

Nếu em là một người ăn nhiều đồ ăn ngọt, thì điều chỉnh chế độ ăn chắc chắn sẽ cải thiện tình trạng mụn rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân gây mụn của em là do stress, thì khi điều chỉnh chế độ ăn, tình trạng mụn chỉ được cải thiện phần nào đó thôi.

Nhưng điểm chung.

Đều không thể giúp em trị hết mụn hoàn toàn, em cần phải đọc các bài viết hướng dẫn trị mụn dưới đây.

Còn chế độ ăn trong bài viết này.

Nó giúp em cải thiện tình trạng mụn và xây dựng cách ăn uống “heo thì” (healthy).

Đọc tiếp:

  • chau says:

    Tại sao ăn yến mạch lại dễ gây nổi mụn?

  • >

    [Tải Ngay] ebook chăm sóc da giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại

    +5000 người đã nhận tài liệu miễn phí này