Mụn Nội Tiết: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Trị

Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ Gây Mụn Phải Làm Sao? Giải Đáp Từ Bác Sĩ

Bạn đang nghi ngờ mình bị mụn nội tiết và muốn tìm cách trị mụn nội tiết tốt nhất?

Nếu đúng thì bài viết này là dành cho bạn.

Hi BacSi TƯ VẤN Mụn GIÚP BẠN TẠM BIỆT NỖI LO HƯ DA MẶT

Để hết mụn, chắc hẳn bạn đã tìm rất nhiều thông tin trên internet và thậm chí là đi spa, phòng khám.

Nhưng vấn đề là:

Không cần đi đâu xa. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng đi và cách làm chi tiết theo từng công đoạn

Mụn Nội Tiết Là Gì? Dấu Hiệu Mụn Nội Tiết

Mụn là một bệnh da phổ biến mà có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng mắc phải. Nhưng có một trường hợp đặc biệt, đó là mụn nội tiết.

Nó cũng là mụn bình thường, nhưng chỉ có một vài điểm khác. Thay vì do nhiều nguyên nhân, nó lại do 1 nguyên nhân chủ yếu gây ra, đó là nội tiết (hormone).

Và cách nổi mụn cũng có nét khác biệt.

Bạn cần phải biết cách nhận diện đúng mụn nội tiết như sau:

Biểu hiện ở những bạn nữ độ tuổi từ 25 – 35 với các biểu hiện chủ yếu là: mụn viêm đỏ (pimple), mụn mủ (pustule), mụn nốt nang (nodular acne).

Đặc biệt.

Các nốt mụn này thường nổi nhiều ở vùng hai bên hàm dưới và cằm (in the mandibular and chin area). Và liên quan đến chu kỳ kinh

Chắc chắn, không phải bạn nữ nào cũng mắc phải tình trạng mụn nội tiết. Vậy thì nguyên do là gì mà bạn bị mụn nội tiết?

Bạn sẽ biết rõ ngay dưới đây…

Nguyên Nhân Gây Mụn Nội Tiết

Bạn không cần phải phân vân là rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn hay rối loạn nội tiết tố nam gây mụn.

Bởi vì mụn nội tiết đều do các hormone sau đây gây ra:

Thật ra, các hormone này đều có những vai trò riêng, quan trọng đối với cơ thể.

Nhưng vô tình, các hormone còn có thêm một tác dụng ngoài ý muốn là kích thích các tuyến bã nhờn (sebaceous glands) trên da mặt của bạn tiết ra nhiều chất bã nhờn (sebum). [nguồn]

Khi da mặt bị nhờn.

Các tế bào da chết trên da mặt của bạn sẽ không thể bong tróc hoàn toàn được, một phần nào đó sẽ dính lại trên da mặt, làm bít tắc lỗ chân lông (hair follicle).

Chất bã nhờn nhiều cộng với lỗ chân lông bít tắc đã làm ứ đọng chất bã nhờn trong nang lông, tạo ra nhân mụn.

Và dưới đây.Là những trường hợp khiến cho các hormone này tăng cao trong máu: [nguồn]

1. Tuổi Dậy Thì

Tuổi dậy thì bị mụn

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, nồng độ hormone androgen trong máu của bạn sẽ tăng cao.

Mục đích là tạo ra những thay đổi giới tính (lông, giọng, mùi, cơ quan sinh dục phát triển,…). [nguồn]

Và như đã giải thích.

Androgen cũng vô tình tác động lên tuyến bã nhờn, vì vậy mà da mặt bạn cũng nhờn nhiều hơn, nổi mụn.

2. Chu Kỳ Kinh Nguyệt

Mụn nội tiết

Progesterone được sản xuất tại buồng trứng, nên nồng độ của nó tăng giảm theo chu kỳ kinh nguyệt.

Cụ thể là vào giữa kỳ kinh.

Progesterone tăng cao, khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tạo ra nhiều chất bã nhờn. [nguồn]

Kết quả là các lỗ chân lông bị ứ đọng, gây ra mụn.

3. Buồng Trứng Đa Nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS)

Mụn nội tiết

Cách gây mụn cũng tương tự như chu kỳ kinh nguyệt.

Nhưng mức độ lớn hơn.

Vì buồng trứng đa nang sản xuất ra nhiều hormone androgen, progesterone hơn buồng trứng bình thường.

4. Thai Kỳ (Pregnancy)

Mụn nội tiết

Hơn một nửa số phụ nữ mang thai bị nổi mụn, thậm chí là nổi mụn nhiều.

Khi mang thai.

Lượng hormone androgen, estrogen và progesterone thay đổi là nguyên nhân chính gây nổi mụn khi mang thai. [nguồn]

Ngoài ra.

Trị mụn khi đang mang thai rất khó khăn. Bởi vì có rất nhiều thuốc uống, thuốc bôi bị cấm sử dụng khi mang thai do các ảnh hưởng đến thai nhi.

Bạn bấm vào link sau để tìm hiểu chi tiết hơn về điều trị mụn khi mang thai.

5. Stress

Stress là nguyên nhân gậy mụn

Khi rơi vào trạng thái stress, cơ thể sẽ sản xuất ra :

Vì vậy mà gây mụn. [nguồn]

6. Chế Độ Ăn (Diet)

Những loại thức ăn gây mụn

Chế độ ăn uống đã được khoa học chứng minh là góp phần gây mụn. [nguồn]

Ví dụ…

Thức ăn có hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể sản xuất ra nhiều hormone insulin, gián tiếp gây mụn.

Uống sữa nhiều khiến cơ thể sản xuất ra nhiều hormone IGF-1. [nguồn]

Ngoài ra.

Còn nhiều thức ăn phổ biến mà chúng ta ăn mỗi ngày lại góp phần gây mụn.

Bạn bấm vào link bài viết sau để đọc kỹ và đầy đủ hơn, Chế độ ăn cho người bị mụn.

Ngoài nội tiết.

Nhưng các nguyên nhân khác cũng có thể góp một phần nhỏ.

Bạn có nên xem đầy đủ nguyên nhân gây mụn để xem xét và né tránh nếu có.

7. Mụn Ở Phụ Nữ Mãn Kinh (Menopause)

Mụn ở phụ nữ mãn kinh chủ yếu là do hormone androgen gây ra. Nhưng nó không phải do tăng nồng độ androgen trong máu giống như tuổi dậy thì.

Thay vào đó.

Khi bước sang thời kỳ mãn kinh, buồng trứng (the ovary) vẫn hoạt động và sản xuất ra 2 hormon chính: androgen và estrogen.

Androgen góp phần gây nổi mụn, ngược lại, estrogen lại có tác dụng đối kháng với androgen, nên làm giảm mụn.

Dù hoạt động.

Nhưng nồng độ 2 hormone này vẫn giảm đáng kể do mãn kinh, có điều hormone estrogen giảm mạnh và nhanh hơn hẳn androgen.

Điều này đã làm cho androgen có nồng độ và tác dụng ưu thế hơn. Đó cũng là lý do chính gây mụn tuổi mãn kinh.

Còn bây giờ.

Tôi sẽ không làm mất thời gian quý báu của bạn thêm nữa. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cách trị mụn nội tiết thôi!

Ngay dưới đây…

Trị Mụn Nội Tiết Khoa Học Bằng Thuốc Thoa (Topical Therapy)

Thuốc thoa là phương pháp được sử dụng trong 100% các trường hợp trị mụn chứ không riêng gì mụn nội tiết.

Có nhiều loại kem trị mụn không cần kê đơn của bác sĩ (Over-the-counter drug), đó là lý do mà tôi hướng dẫn cho bạn phần này đầu tiên.

Cụ thể như sau…

Trị Mụn Đúng Cách

1. Nhóm Thuốc Thoa Retinoids

Đây là loại thuốc thoa được sử dụng vô cùng phổ biến vì không những có tác dụng trị mụn, nó còn cải thiện trình trạng lão hóa da.

Retinoids có tác dụng trị mụn là nhờ:

Các loại thuốc bôi sẽ khác nhau về :

Nên có tác dụng giảm được mụn đầu đen (open comedone), mụn đầu trắng (closed comedone) và cả các loại mụn viêm như: mụn viêm đỏ (pimple), mụn mủ (pustule), mụn bọc (nodular acne).

Nhưng thuốc điểm yếu là gây ra một số tác dụng phụ do retinoid (retinoid reaction):

Nhưng bạn yên tâm.

Vì các tác dụng phụ này chỉ kéo dài trong 1 – 2 tuần đầu sử dụng, khi da mặt của bạn quen dần thì các triệu chứng cũng biến mất.

2. Benzoyl Peroxide

Thuốc trị mụn được là nhờ tác dụng tiêu nhân mụn với tiêu diệt vi khuẩn (comedolytic and antimicrobial effect).

Nhưng có một điểm đặc biệt là thuốc này tiêu diệt vi khuẩn P. acnes mà không hề bị kháng thuốc! Nên bạn có thể yên tâm mà sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên.

Bạn cũng cần phải chú ý, thuốc có gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng (irritation), khô da (dryness).

Nên nếu như bạn có làn da khô thì không nên sử dụng nhóm thuốc này.

3. Azelaic Acid

Thuốc này thì có tác dụng của cả retinoids và benzoyl peroxide kết hợp lại. Đó là: giảm viêm đỏ (anti-inflammatory property), tiêu nhân mụn (comedolytic property), kháng khuẩn (antimicrobial property).

Đặc biệt.

Thuốc còn có tác dụng làm sáng da nên có thể dùng để trị vết thâm mụn.

Tuy là có nhiều tác dụng như vậy, nhưng nhìn chung nó lại yếu, nên ít khi được bác sĩ sử dụng hơn các loại thuốc thoa phía trên.

Còn dưới đây mới là…

Thuốc Nội Tiết Tố Nữ Trị Mụn (Hormonal Therapy)

Dù là tình trạng mụn liên quan đến nội tiết, nhưng nếu như da mặt của bạn có các loại mụn viêm: mụn viêm đỏ (pimple), mụn mủ (pustule) và mụn bọc (nodular acne).

Thì vẫn có thể sử dụng được các loại thuốc uống thường được dùng trong trị mụn.

Đó là:

Tôi đã trình bày đầy đủ thuốc kháng sinh dạng uống và Isotretinoin trong những bài viết khác của Hi BacSi.

Còn trong bài viết này.

Tôi sẽ trình bày chi tiết các thông tin hữu ích về thuốc trị mụn nội tiết: thuốc ngừa thai kết hợp và thuốc spironolactone ngay dưới đây, vì đây là loại thuốc cân bằng nội tiết tố trị mụn phù hợp với tình trạng mụn do nội tiết của bạn.

1. Thuốc Ngừa Thai Kết Hợp (Combined Oral Contraceptive)

Sở dĩ chọn thuốc ngừa thai kết hợp là vì bên trong thuốc có 2 thành phần chính:

Và chính thành phần estrogen này đã làm giảm đi khả năng gây mụn của hormone androgen, trị mụn nội tiết.

Tuy nhiên.

Khi uống thuốc này, bạn có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ sau đây.

Nhưng may mắn là những tác dụng phụ này thường nhẹ nhàng (minor) và cũng ít gặp phải (dưới 10% trường hợp) [nguồn]. Và thường thường, những tác dụng phụ này sẽ dần dần tự biến mất trong vài tháng đầu sử dụng. [nguồn]

Ngoài ra.

Thuốc còn gây ra tình trạng chảy máu âm đạo bất thường không theo chu kỳ (unscheduled bleeding). Triệu chứng này xảy ra khoảng 50% số trường hợp trong vài chu kỳ đầu sử dụng.

Nhưng cũng giống như những tác dụng phụ trên, nó sẽ tự biến mất trong vài tháng đầu. [nguồn], [nguồn]

Còn những tác dụng phụ: tăng cân (Weight gain), thay đổi tinh thần (Mood changes), hay giảm ham muốn tình dục (Libido),…cũng được nhiều bạn quan tâm.

Bạn sợ rằng.

Những tác dụng phụ này sẽ ảnh hưởng nhiều lên vẻ bề ngoài và chất lượng cuộc sống, nhưng thật ra thì nó không đáng lo ngại đến vậy.

Ví dụ như tăng cân, nhiều nghiên cứu y khoa (medical research) đã chỉ ra thuốc ngừa thai kết hợp làm thay đổi cân nặng rất ít, hoặc không thay đổi cân nặng. [nguồn]

Còn đối với ham muốn tình dục.

Androgen là hormon làm bạn có ham muốn tình dục, đó là lý do vì sao nhiều người nghĩ rằng thuốc ngừa thai kết hợp làm giảm ham muốn.

Vì như đã giải thích, thuốc ngừa thai kết hợp có tác dụng trị mụn là nhờ giảm tác dụng của androgen.

Nhưng thực tế lại ghi nhận khác.

Các nghiên cứu y khoa đã nhận thấy thuốc ngừa thai kết hợp ảnh hưởng hoàn toàn không đáng kể lên ham muốn tình dục của bạn. [nguồn], [nguồn]

2. Spironolactone

Bác sĩ thường hướng dẫn bạn sử dụng loại thuốc này khi:

Spironolactone có tác dụng trị mụn là nhờ nó chặn hormone androgen tác động lên tuyến bã nhờn, [nguồn] nhờ vậy mà thuốc làm giảm được lượng chất bã nhờn (sebum) trên da mặt của bạn khoảng 30 – 50%.

Tuy nhiên.

Thuốc có gây ra một số tác dụng phụ mà bạn cần chú ý sau đây:

Tóm lại.

Vẫn còn nhiều thông tin quan trọng nữa về 2 loại thuốc uống này. Nhưng đều là kiến thức chuyên sâu, đòi hỏi cần có bác sĩ chuyên khoa da liễu mới có thể hiểu rõ hết vấn đề để tư vấn bạn sử dụng.

Còn vừa rồi là những thông tin có thể hữu ích nhất với bạn, nhưng tôi cảnh báo bạn không được tự ý ra nhà thuốc tây mua và tự sử dụng.

Thay vào đó…

Hãy đến khám với bác sĩ da liễu để được kê đơn, hướng dẫn sử dụng điều trị, đừng tự ý sử dụng!

Bạn có thấy bài viết này mang lại hữu ích cho mình không? Nếu có thì hãy ủng hộ thêm cho tôi cùng Hi BacSi bằng cách đăng ký kênh YouTube tại đây: https://www.youtube.com/c/hibacsi?sub_confirmation=1

Và hãy bình luận ngay phía dưới bài viết này bất cứ những thắc mắc hay thiếu sót nào của bài viết mà bạn muốn góp ý. Sự đóng góp của bạn là rất quý giá để tôi cải thiện chất lượng nội dung mỗi ngày!

Và cuối cùng là…

7 Lầm Tưởng Khi Bị Mụn Nội Tiết Mà Bạn Thường Mắc Phải

1. Tin rằng chỉ cần chống bụi thì da sẽ hết mụn

Chống bụi bẩn từ môi trường bên ngoài có giúp ích hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, yếu tố nội tiết vẫn là chính yếu, bạn cần được sử dụng phương pháp nội tiết để trị hết mụn.

2. Tin rằng chỉ cần rửa mặt thật sạch là sẽ hết mụn

Rửa mặt thật sạch sẽ làm da nổi mụn nhiều hơn.

Bởi vì…

Rửa mặt quá sạch khiến da khô, mất yếu tố dưỡng ẩm, làm da nhạy cảm và dễ nổi mụn hơn nữa.

3. Tin rằng nếu không thức khuya, giảm stress thì sẽ hết mụn

Chắc chắn nó sẽ cải thiện tình trạng mụn của bạn rất nhiều. Nhưng có hết mụn hay không thì tôi không thể đảm bảo.

Bởi vì mụn không phải chỉ do thức khuya, stress gây ra.

4. Tin rằng ăn uống kiêng khem thì sẽ hết mụn

Ăn uống kiêng khem KHÔNG giúp điều trị mụn.

Ngược lại…

Bạn cần biết cách điều chỉnh chế độ ăn khoa học mới có tác dụng trị mụn.

Bạn có thể tham khảo chi tiết chế độ ăn trị mụn trong bài viết khác của Hi BacSi.

(Xem “Chế độ ăn cho người bị mụn”)

5. Tin rằng uống các loại nước ép mỗi ngày sẽ nhanh hết mụn

Uống nhiều nước ép tương tự như ăn uống kiêng khem, sẽ không giúp trị mụn.

Bạn cần biết cách điều chỉnh chế độ ăn đúng cách, uống nước đúng cách.

6. Tin rằng chỉ cần dùng đúng mỹ phẩm thì sẽ hết mụn

Mỹ phẩm chỉ có tác dụng làm đẹp, không có tác dụng trị mụn.

Dù vậy.

Nếu không biết cách lựa chọn mỹ phẩm, chính mỹ phẩm sẽ góp phần gây mụn vì nó làm bít tắc lỗ chân lông.

7. Loại Mụn Nội Tiết Này Có Nặn Được Không ?

Chắc chắn là không!

Và không chỉ riêng mụn nội tiết, mà tất cả trường hợp bị mụn, bạn tuyệt đối không được nặn mụn, vì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc.

Những hậu quả này, lại rất khó để điều trị hồi phục trở lại như cũ.

>

[Tải Ngay] ebook chăm sóc da giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại

+5000 người đã nhận tài liệu miễn phí này