Cấu Tạo Của Da
Da được cấu tạo cơ bản bởi 3 lớp, theo thứ tự từ trên xuống dưới:
Lớp thượng bì (Epidermis):
Là lớp ngoài cùng của da, có chức năng như một hàng rào không thấm nước (waterproof barrier) bao bọc toàn bộ cơ thể, tạo nên màu sắc, tone da.
Lớp bì (Dermis):
Nằm ngay bên dưới lớp thượng bì, chứa các mô liên kết bền chắc (connective tissue), nang long (hair follicles) và các tuyến mồ hôi (sweat glands).
Lớp hạ bì (Hypodermis):
hay mô dưới da: gồm mỡ và các mô liên kết.
Lớp Thượng Bì (Epidermis) - Lớp Bảo Vệ
Dày nhất tại vùng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Lớp thượng bì được chia thành 5 lớp nhỏ, theo thứ tự từ dưới lên:
- Lớp đáy (stratum basale)
- Lớp gai (stratum spinosum)
- Lớp hạt (stratum granulosum)
- Lớp bóng (stratum lucidum)
- Lớp sừng (stratum corneum)
Mỗi lớp chứa các tế bào có hình dạng đặc thù khác nhau và thực hiện những chức năng khác nhau.
Ở những vùng da khác, thượng bì chỉ gồm 4 lớp, không có lớp bóng (stratum lucidum).
Các loại tế bào cơ bản tạo nên thượng bì: tế bào keratinocytes, tế bào melanocytes, tế bào Langerhans và tế bào Merkel.
-
Tế bào keratinocytes: hay còn gọi là tế bào sừng. Chiếm số lượng nhiều nhất trong lớp thượng bì, bắt nguồn từ lớp đáy (stratum basale).
Các tế bào keratinocytes có chức năng sản xuất chất sừng (keratin), tạo nên chức năng hàng rào không thấm nước cho làn da, điều hòa quá trình tổng hợp Vitamin D. - Tế bào melanocytes: có chức năng cơ bản là sản xuất melanin, tạo nên màu sắc da, bảo vệ da khỏi các tia UV nhờ melanin hấp thụ tia UV.
- Tế bào Langerhans: được xem là hàng rào phòng thủ đầu tiên của da, có chức năng nhận biết các chất lạ, vi sinh vật từ môi trường bên ngoài đi vào bên trong làn da, qua đó giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể dễ dàng tiêu diệt các chất có hại này.
- Tế bào Merkel: có chức năng thu nhận cảm giác sờ chạm cho làn da.
Lớp Bì (Dermis) - Lớp Giữa Của Da
Được chia thành 2 lớp nhỏ, đó là lớp bì nhú (the papillary dermis) là lớp trên và lớp bì lưới (the reticular dermis) là lớp dưới, lớp bì lưới chứa mạnh máu (blood vessels) và các mao mạch nhỏ (capillaries).
1. Lớp Hạ Bì (Hypodermis) - Lớp Mỡ Dưới Da
Là lớp nằm bên dưới cùng trong cấu trúc của làn da.
Lớp hạ bì chứa các tiểu thùy mỡ (adipose lobules) cùng với các phần phụ của da như nang lông (hair follicles), neuron cảm giác (sensory neurons), và mạch máu (blood vessels).
Chức Năng Của Da
Da là cơ quan đa chức năng, trong đó có rất nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.
- Hàng Rào Bảo Vệ: Đây là chức năng cơ bản quan trọng đầu tiên của da. Nhờ có làn da, cơ thể cùng các nội tạng bên trong được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại, vi sinh vật, chất độc xâm nhập vào bên trong cơ thể, ngoài ra, nhờ khả năng không thấm nước nên da cũng giúp cơ thể ổn định được lượng nước bên trong.
- Cân Bằng Nội Mô: da giúp cân bằng nội môi của cơ thể nhờ vào khả năng điều hòa nhiệt độ, kiểm soát lượng nước bốc hơi qua da.
- Nội Tiết: tổng hợp được Vitamin D cho cơ thể nhờ các tế bào keratinocyte của da
- Bài Tiết: thông qua các tuyến mồ hôi (sweat glands) và tuyến bã nhờn (sebaceous glands), da giúp cơ thể bài xuất nước, urea, ammonia ra khỏi cơ thể thông qua việc thoát mồ hôi
- Chức Năng Cảm Giác: giúp cơ thể bạn cảm nhận được cảm giác đụng chạm, nóng, lạnh, đau, cảm giác sâu thông qua các tế bào thần kinh Markel, neuron cảm giác,…
- Chức Năng Miễn Dịch: nhờ các tế bào Langerhans, hàng rào không thấm nước cùng các tế bào miễn dịch xuất hiện trong làn da, da của bạn sẽ nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài vào.