Nhiều bạn thắc mắc rằng “lăn kim có hết mụn không?” Nên trên Google có rất nhiều trang web hướng dẫn các phương pháp lăn kim trị mụn.
Nhưng lăn kim trị mụn có tốt không?
Bài viết này, tôi sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thông tin liên quan đến lăn kim trị mụn.
Lăn Kim Là Gì? (What Is Microneedling?)
Vậy thì tại sao chúng ta phải thắc mắc, quan tâm, hay thậm chí ra Spa để trị mụn bằng Spa nữa?
Tất cả bằng chứng rõ ràng nhất, khoa học nhất đã khuyên bạn như vậy rồi!
Bạn yên tâm.
Đối với tôi cùng các bác sĩ da liễu tại Hi BacSi có 2 việc quan trọng.
Một là giúp bạn hiểu rõ về lăn kim, để bạn không còn phải bận tâm đến nó trong việc trị mụn nữa.
Hai là hướng dẫn bạn trị mụn đúng cách và tốt nhất.
Cụ thể như sau…
Có tên gọi y khoa là liệu pháp kích thích collagen (Collagen induction therapy – CIT hay microneedling).
Nó là một thủ thuật dùng các kim nhỏ vô trùng (sterilized microneedles) đâm lên bề mặt da. [nguồn]
Bắt nguồn từ năm 1995.
Khi đó Orentreich đã phát triển khái niệm “subcision”, ông dùng các kim nhỏ đâm vào vùng da bị sẹo lõm.
Từ đó kích thích quá trình lành vết thương (wound healing) ở các vết sẹo này, giúp điều trị sẹo. [nguồn]
Đến năm 2006.
Bác sĩ Desmond Fernandes đã phát triển dụng cụ lăn kim đầu tiên, đặt nền tảng cho sự phát triển của các dụng cụ lăn kim như ngày nay. [nguồn]
Từ đó, lăn kim ngày càng được ứng dụng phổ biến nhờ:
- Giá thành phải chăng
- Sử dụng đơn giản
- It tác dụng phụ
- Hiệu quả điều trị
Tóm lại.
Thủ thuật này có khả năng tái tạo trẻ hóa cho nhiều loại da.
Lăn kim vẫn còn đang được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều vấn đề da khác nữa trong tương lai.
Có thể bạn sẽ hơi sợ…
…khi nghĩ đến việc dùng “một đống cây kim đâm vào da mặt” để làm đẹp nghe có vẻ phản khoa học.
Nhưng bạn sẽ hiểu đầy đủ vì sao lăn kim lại có lợi…
…ngay dưới đây!
Cơ Chế Hoạt Động Của Lăn Kim Là Gì?
Nền tảng khoa học là dựa trên các thương tổn vật lý do kim đâm vào da. [nguồn]
Các kim nhỏ đâm vào lớp sừng (stratum corneum) của da và tạo ra những vết thương nhỏ, nhưng không đi sâu hơn lớp thượng bì của da.
Bất cứ vết thương nào đi qua lớp thượng bì của da đều sẽ gây sẹo.
Những vết thương do lăn kim.
Sẽ kích thích phản ứng làm lành vết thương của da ở lớp thượng bì (epidermis), và phản ứng tái tạo da ở lớp bì (dermis).
Không những vậy, nó còn giúp tăng khả năng hấp thụ vào da của các loại thuốc bôi.
Tất cả những tác dụng này…
…giúp tái tạo lại các yếu tố tăng trưởng (growth factors) trong da.
Nhờ đó kích thích da sản xuất ra nhiều collagen, elastin trong lớp bì nhú (the papillary layer of the dermis).
Kết quả.
Làn da trẻ hóa và căng mịn.
Vì vậy mà lăn kim được ứng dụng trong rất nhiều vấn đề da.
Cụ thể là…
Ứng Dụng Của Lăn Kim
Trong lĩnh vực thẩm mỹ , lăn kim được ứng dụng điều trị:
- Sẹo mụn (acne scarring)
- Nếp nhăn (wrinkles)
- Trẻ hóa làn da (skin rejuvenation)
- Cải thiện bề mặt da (skin appearance)
Ngoài ra.
Lăn kim còn được dùng để điều trị các bệnh da:
- Dày sừng ánh sáng (actinic keratoses)
- Đốm nâu, nám má (melasma)
- Tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis)
- Rạn da (striae)
- Rụng tóc (alopecia)
Đến Đây…
Chúng ta đã biết rất nhiều về lăn kim:
- Lăn kim là gì?
- Cách hoạt động, tác dụng
- Những ứng dụng
Vậy thì chúng ta sẽ tự hỏi: “Liệu lăn kim lên da mặt có tác dụng trị mụn được không?”
Đây cũng là câu hỏi quan trọng nhất trong bài viết này. Và câu trả lời…
…đang chờ bạn ngay phía dưới!
Lăn Kim Trị Mụn Được Không?
Tôi khẳng định: lăn kim không trị được mụn! [nguồn]
Có nhiều bạn vì đã đọc thông tin y khoa sai lệch quá nhiều nên rất khó chấp nhận. Đã chỉ trích tôi với lời giải thích kiểu thế này “nhiều người trị mụn hết bằng rau diếp cá đấy thôi”.
Cũng khá dễ hiểu.
Thử lên Google tìm kiếm thông tin về lăn kim trị mụn, bạn sẽ thấy kết quả là hàng loạt các trang web hướng dẫn chi tiết về tác dụng lăn kim trị mụn ẩn, hoặc lăn kim với tế bào gốc trị mụn ẩn,…
Tôi cũng phải đồng ý là lời giải thích của họ nghe rất là hợp lý!
Nhưng tôi là một bác sĩ.
Chính vì có kiến thức chuyên môn, hiểu biết sâu vào bản chất vấn đề, nên tôi mới phân biệt được đâu là hướng đúng, đâu là hướng dẫn sai.
Và để giúp bạn thoát ra khỏi những hướng dẫn y khoa sai lầm.
Tôi sẽ cho bạn thấy chứng cứ uy tín nhất để chứng minh cho lời khẳng định này. Giải thích vòng vo không bằng sự thật khách quan.
Dưới đây là 2 hướng dẫn (guidelines) trị mụn của những tổ chức y khoa uy tín nhất thế giới:
Những phương pháp trị mụn được liệt kê trong các guidelines này là tiêu chuẩn nhất để bác sĩ da liễu dựa theo đó mà sử dụng trị mụn tùy vào từng bệnh nhân.
Vậy tại sao phải nghe theo hướng dẫn này?
Đó là vì, tất cả các phương pháp điều trị trong guidelines đều phải trải qua nhiều cuộc tìm kiếm, nghiên cứu (research) trong nhiều tháng, nhiều năm.
Mục đích là để biết các bác sĩ, nhà nghiên cứu hiểu rõ được các thông tin quan trọng như là: tính hiệu quả, chỉ định, chống chỉ định,…
À, tôi phải nhắc là bạn đừng dại mà tự đọc rồi tự áp dụng.
Vì đây đều là kiến thức chuyên sâu dành cho bác sĩ, chỉ có bác sĩ mới hiểu rõ sâu hơn bên trong từng phương pháp có những ưu và nhược điểm gì.
Nhưng vấn đề chính ở đây là.
Tôi cho bạn thấy các bằng chứng này là để giúp bạn tự mình kiểm chứng xem…”có lăn kim trong các phương pháp trị mụn này hay không?”
Nếu xem kỹ.
Bạn hiển nhiên không thể nào tìm thấy từ microneedling (lăn kim) trong các tài liệu này.
Điều này khẳng định rõ ràng là lăn kim không hề được giới khoa học ứng dụng để trị mụn!
Và cho đến nay.
Đã có nhiều bạn vì không biết, nên đã đi lăn kim trị mụn tại nhiều cơ sở, và cái kết đó là…
Lăn Kim Bị Nổi Mụn Rầm Rộ (Acne Breakout)
Khi bị mụn, đặc biệt khi có mụn viêm, da mặt của bạn lúc này rất nhạy cảm vì phản ứng viêm (inflammatory response).
Nói cho dễ hiểu.
Thì phản ứng viêm là tình trạng các tế bào miễn dịch trong cơ thể bạn đến da mặt để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P. acnes. Tạo ra nốt mụn màu đỏ, sưng và đau.
Phản ứng viêm càng nặng thì nốt mụn càng đỏ, càng sưng, hay thậm chí là nổi thêm nhiều nốt mụn mới. Và bất cứ tác nhân vật lý nào lên da mặt cũng khiến phản ứng viêm nặng hơn, trong đó có cả lăn kim!
Vậy còn chuyện lăn kim trị mụn ẩn?
Cũng không được! Bởi vì lăn kim tạo ra rất nhiều vết thương hở trên da mặt của bạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn dễ xâm nhập vào da hơn nữa.
Cuối cùng là gây ra tình trạng nhiễm trùng, mụn nổi nặng hơn.
Bạn đã hiểu rõ được vấn đề chưa?
Vậy thì…
Đã Đến Lúc Nhìn Nhận Rõ Ràng và Thay Đổi
Đọc đến đây, hẳn bạn đã hiểu rõ:
- Lăn kim là gì
- Tác dụng và ứng dụng của lăn kim
- Phương pháp lăn kim trị mụn hay với tế bào gốc trị mụn là không hề có thật
- Lăn kim bị nổi mụn nhiều hơn
Vậy thì tại sao chúng ta phải thắc mắc, quan tâm, hay thậm chí đi trị mụn bằng lăn kim nữa?
Hãy từ bỏ cách trị mụn này đi.
Thay vào đó.
Tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về mụn bằng ebook Hướng Dẫn Trị Mụn Từ A Đến Z.
Ebook hoàn toàn miễn phí, bạn hãy đăng ký để nhận được đường link tải về.
Còn nếu có bất cứ thắc mắc nào?
Đừng ngại, bạn hãy comment ngay trong phần bình luận cuối bài viết, tôi sẽ đọc và giải đáp cho bạn!
TẢI MIỄN PHÍ EBOOK
Công Thức và Tips Giúp Loại Bỏ Mụn Ngày Tại Nhà
Câu Hỏi Thường Gặp
1. Lăn kim có làm nổi mụn không?
Nổi mụn là một trong những tác dụng phụ có thể gặp sau khi lăn kim.
2. Lăn kim trị mụn được không?
Lăn kim không điều trị mụn được.
Bạn chỉ có thể tìm thấy hướng dẫn lăn kim trị mụn trên các diễn đàn, blog làm đẹp của những người không có chuyên môn, hiểu biết nhiều về da.
Vì các bài viết này chỉ nhằm mục đích câu view.
3. Làm thế nào để không nổi mụn sau lăn kim?
Nổi mụn sau lăn kim là một tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi lăn kim.
Vì vậy, không có cách nào chắc chắn 100% giúp da mặt không nổi mụn sau lăn kim.
Tuy nhiên, nếu thực hiện lăn kim đúng cách, đúng chỉ định và biết chăm sóc da sau lăn kim đúng cách, bạn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị nổi mụn.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
4. Sau khi lăn kim làm đẹp, nhiều chị em gặp phải tình trạng nổi mụn tràn lan, da mặt ngứa ngáy, dị ứng. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên những triệu chứng trên.
Những nguyên nhân có thể gặp:
- Lăn kim không đúng chỉ định
- Lăn kim không đúng kỹ thuật
- Chăm sóc da sau lăn kim không đúng cách
- Cơ thể bị dị ứng với các loại thuốc bôi được sử dụng trong quá trình lăn kim
Nếu bạn đang gặp tình trạng trên, Hi BacSi khuyên bạn nên đến khám tại phòng khám da liễu, bệnh viện da liễu hoặc tư vấn trực tiếp ngay với Hi BacSi.
5. Có phải lăn kim khiến da bị nổi mụn, bị ngứa?
Có thể. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn hơn lại khá phức tạp:
Có thể bạn:
- Lăn kim không đúng chỉ định
- Da mặt dị ứng với bất cứ thành phần thuốc nào đó trong quá trình lăn kim
- Hoặc đây là một tác dụng phụ
6. Nguyên do khiến sau khi lăn kim bị nổi mụn?
Một trong những tác dụng phụ của lăn kim đó là nổi mụn.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết nguyên nhân trong bài viết này của Hi BacSi.
7. Da bị sạm và mụn sau lăn kim là vì đâu?
Da mặt bị sạm là vì bạn chăm sóc da sau lăn kim không đúng cách. Để da mặt tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
Nổi mụn là một tác dụng phụ có thể gặp phải sau lăn kim.
8. Da đẹp, không bị mụn, thâm hay sẹo mụn có cần làm lăn kim không
Vẫn có thể bạn nhé.
Vì lăn kim sẽ giúp da mặt lâu bị lão hóa hơn bình thường.