Cách Thoa Kem Trị Mụn Đúng Cách: Liệu Bạn Đã Làm Đúng?

Cách Thoa Kem Trị Mụn Đúng Cách: Liệu Mọi Người Đã Làm Đúng?

Sử dụng kem trị mụn không dễ dàng như em nghĩ.

Bác hỏi em nhé, liệu em có biết: Bôi kem nào? Bôi lượng bao nhiêu? Bôi khi nào? Ngày bôi mấy lần? Bôi bao lâu thì ngưng? Bôi xuất hiện tác dụng phụ thì phải làm sao?…Đủ thứ vấn đề phát sinh khi sử dụng kem trị mụn.

Mà nếu sử dụng không đúng cách, hiệu quả trị mụn sẽ không có, chưa kể những tác dụng phụ xảy ra lại khiến em hoang mang thêm

Ok, mình chưa bàn luận sâu xa thêm. Đầu tiên là em phải biết cách chọn đúng kem trị mụn cho mình trước đã…

Quy Trình Thực Hiện Bôi Kem Trị Mụn

Bước 1 - Chọn Đúng Loại Kem Trị Mụn

Để lựa kem trị mụn, em cần phải nhìn vào hoạt chất chính của nó để chọn. Hoạt chất chính thường được ghi rất là rõ ràng trên tube kem.

Có rất là nhiều loại hoạt chất trị mụn khác nhau.

Các hoạt chất này đều đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm qua. Hiệu quả trị mụn, mức độ an toàn cùng nhiều thông tin khác như tác dụng phụ, chống chỉ định,…đều đã được ghi nhận đầy đủ.

Đối với Benzoyl Peroxide.

Benzoyl peroxide có tác dụng: tiêu nhân mụn (comedolytic effect), giảm viêm đỏ (anti inflammatory), tiêu diệt vi khuẩn P. acnes. Nên phù hợp cho các nốt mụn viêm, mụn ẩn.

Đặc biệt, benzoyl peroxide có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Đối với Adapalene.

Hoạt chất này rất phù hợp cho tình trạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Và kem này thường được dùng lâu dài để phòng ngừa mụn xuất hiện trở lại.

Kem adapalene cũng gây tác dụng phụ là đỏ da, hơi khô da nhẹ khi mới sử dụng.

Đối với Tretinoin.

Kem trị mụn này có tác dụng tương tự như adapalene nhưng tác dụng mạnh hơn, phù hợp cho những em bị mụn đầu đen, mụn ẩn nhiều và da dầu.

Đối với Azelaic acid.

Kem trị mụn này chuyên dùng để trị mụn ẩn, mụn đầu đen với cả vết thâm mụn. Phù hợp cho những em da mặt nhiều vết thâm mụn.

Kem trị mụn này trị mụn khá yếu, nên tác dụng phụ cũng ít khi xảy ra.

Đối với kháng sinh Clindamycin.

Kem trị mụn loại này đặc biệt phù hợp cho mụn viêm đỏ, mụn mủ với mụn nốt nang (mụn bọc). Vì là kháng sinh nên clindamycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn P. acnes rất tốt, chưa kể còn có tác dụng giảm viêm.

Phù hợp với những em nhiều mụn viêm đỏ, tình trạng mụn sẽ cải thiện nhanh hơn.

Nhưng kem trị mụn này em không nên sử dụng lâu dài nếu không vi khuẩn gây mụn P. acnes sẽ kháng thuốc.

Đối với Salicylic acid.

Salicylic acid trị mụn nhờ tác dụng làm bong tróc lớp tế bào da chết còn dính lại trên da mặt, lột nhân mụn. Sản phẩm trị mụn chứa hoạt chất này phù hợp nhất cho những em da mặt ít mụn. Trên da mặt chỉ có mụn ẩn, mụn đầu đen.

Nếu em muốn tìm sản phẩm phù hợp cho mình, bác khuyên em lên google, gõ từ khóa: Kem trị mụn + một trong các hoạt chất phía trên là ra nhiều sản phẩm để em lựa chọn.

Ví dụ: kem trị mụn benzoyl peroxide.

Em hãy nhớ kỹ: bất cứ sản phẩm nào nếu như không có chứa các hoạt chất này, thì bác khuyên em đừng bao giờ bỏ tiền ra mua. Sử dụng các sản phẩm như vậy sẽ khiến da mặt của em chịu nhiều rủi ro, tác hại.

Đơn giản là mấy hoạt chất này đã được nghiên cứu gì đâu? Chẳng có bằng chứng khoa học khách quan nào đảm bảo cho nó cả. Ở đâu đâu rớt xuống, rồi nào là “công dụng thần diệu”,” mình đã dùng và rất ưng”,…

(Xem “[CẢNH BÁO] Rước Họa Vào Thân Vì Dùng Rượu Thuốc Trị Mụn”)

(Xem “[CẢNH BÁO] Thuốc Bắc Trị Mụn: Lợi Thì Ít Nhưng Da Đẹp Không Còn”)

(Xem “[CẢNH BÁO] Rau Diếp Cá Trị Mụn Liệu Có Đúng Như Lời Đồn?”)

Chưa hết.

Còn có suy nghĩ lầm tưởng rằng, nếu như mình mua kem trị mụn thật đắt tiền, của các hãng nổi tiếng thì sẽ tốt nhất. Ví dụ như kem trị mụn của hãng Laroche Posay, Eucerin, Decumar,…

Thực tế thì không như vậy, hoạt chất bên trong mới là yếu tố quyết định, và hầu như các loại kem này không hề có các hoạt chất có tác dụng trị mụn mạnh. Nó chỉ nên là sản phẩm bổ trợ thêm mà thôi.

(Xem “[ĐỘC QUYỀN] Cách Trị Mụn Đầu Đen, Cách Trị Mụn Ẩn”)

(Xem “[ĐỘC QUYỀN] Cách Trị Mụn Bọc, Mụn Viêm Đỏ, Mụn Mủ”)

Khi em đã chọn được kem trị mụn rồi thì em thực hiện bước 2…

TẢI MIỄN PHÍ EBOOK

Hướng Dẫn Trị Hết Mụn Từ Đến Z

Công Thức và Tips Giúp Loại Bỏ Mụn Ngày Tại Nhà

Bước 2 – Vệ Sinh Da Mặt Và Tay Sạch Sẽ

Vệ sinh da mặt đúng cách

Vệ sinh da mặt sạch sẽ giúp da mặt lột bỏ được bụi, vi khuẩn, chất bã nhờn.

Ngoài ra, sau khi rửa mặt, các lỗ chân lông trên da mặt của em sẽ nở ra lớn hơn rất nhiều lần, tạo điều kiện thuận lợi để thuốc thấm vào da tốt hơn. Nhờ vậy, kem trị mụn sẽ dễ dàng tiếp xúc với da mặt, mang lại hiệu quả cao nhất.

Rửa tay cũng rất quan trọng.

Tay là cơ quan tiếp xúc nhiều vật dụng mỗi ngày, nên chứa nhiều loại vi khuẩn.

Rửa tay sạch sẽ giúp hạn chế lây nhiễm vi khuẩn từ bàn tay vào tube kem trị mụn, và còn hạn chế lây nhiễm vi khuẩn lên da mặt.

Tốt nhất là rửa tay, rửa mặt mỗi khi chuẩn bị bôi kem trị mụn. Rửa tay, rửa mặt xong, em dùng khăn cotton mềm để lau khô da mặt. Sau đó 5 – 10 phút, em đã có thể tiến hành bôi kem trị mụn lên da mặt của mình.

Bước 3 – Kỹ Thuật Và Thời Gian Thoa Kem Trị Mụn

Thoa kem trị mụn đúng cách

Kem trị mụn không cần thiết phải sử dụng quá nhiều, cũng không nên quá ít, vừa đủ là được.

Cụ thể như sau: em hãy lấy một lượng kem đủ để thoa đều lên da mặt, hành động thoa sẽ khiến kem trị mụn dễ dàng thấm vào da hơn.

Mỗi loại kem cũng có một số lưu ý riêng như sau:

Đầu tiên là Benzoyl peroxide.

Thuốc Epiduo - Trị mụn

Đây là một trong những loại kem trị mụn thường được sử dụng nhất nhờ có tác dụng trị cả mụn ẩn, mụn đầu đen lẫn mụn viêm.

Cách bôi: lấy một lượng kem vừa đủ để thoa lên vùng da mụn, ngày 1 – 2 lần, sáng – tối.

Lưu ý.

Kem này có một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà em cần chú ý. Chắc hẳn trong vài ngày đầu khi sử dụng, em sẽ thấy da mặt mình đỏ, khô, tróc vảy trắng, cảm giác ngứa hoặc châm chích nhẹ.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu này thì em cũng đằng lo lắng, vì các dấu hiệu này sẽ giảm dần rồi biến mất khi mà da mặt của em quen dần với thuốc.

Nhưng nếu như khó chịu quá.

Thì lời khuyên của bác đó là em hãy giãn số ngày bôi ra. Thay vì bôi mỗi ngày, em hãy bôi cách 2 – 3 ngày, dần dần khi thấy da mặt dễ chịu hơn rồi thì em hãy tăng tần suất bôi mỗi ngày trở lại.

Thứ hai là Adapalene.

Bên cạnh benzoyl peroxide, adapalene cũng là một loại kem trị mụn rất thường được sử dụng.

Khác với benzoyl peroxide, loại kem này bác khuyên em chỉ nên sử dụng vào ban đêm. Nên em có thể kết hợp 2 sản phẩm lại: benzoyl peroxide bôi ban ngày, còn adapalene này em bôi vào ban đêm.

Nếu không kết hợp với benzoyl peroxide thì em kết hợp với kem trị mụn khác cũng vẫn được: salicylic acid, azelaic acid.

Kem trị mụn này cũng có thể gây ra tác dụng phụ tương tự như benzoyl peroxide: đỏ da, khô da, ngứa, châm chích. Nhưng ở mức độ ít hơn. Và cách xử lý đó là em cách ngày bôi ra để da mặt quen dần là được.

Thêm nữa, kem này em có thể sử dụng lâu dài đều đặn mà không lo sợ vấn đề nguy hiểm gì.

Thứ ba là Azelaic acid.

Loại kem này bác khuyên em nên sử dụng vào buổi sáng. Buổi tối mình để bôi kem trị mụn loại khác.

Tác dụng phụ do kem này gây ra rất yếu hoặc hầu như không có nên em cứ yên tâm sử dụng.

Thứ tư là Tretinoin.

Có tác dụng tương tự adapalene nhưng mạnh hơn, cũng phải được thoa vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Thứ năm là Salicylic acid.

Bác khuyên em sử dụng vào em ngày. Bên cạnh trị mụn, thuốc cũng có tác dụng trị vết thâm, lột hóa chất (chemical peel).

Lưu ý khi thoa ban đêm.

Em hãy khoan hãy nằm ngủ ngay, vì da mặt tiếp xúc với gối, mền sẽ làm vơi đi kem trên da mặt.

Tốt nhất em nên để yên thuốc trên da mặt khoảng 15 phút để thuốc khô hẳn rồi khi đó em có thể ngủ thoải mái.

Bước 4 – Bôi Kem Trị Mụn Trong Bao Lâu?

Nếu em muốn bôi kem xong, rồi vài ngày sau là hết mụn thì bác…cũng chịu thua.

Điều trị mụn cần phải từ từ, kiên nhẫn, sau khoảng 1-2 tuần sử dụng thì em mới thấy bắt đầu có hiệu quả: mụn ngưng nổi mới, các nốt mụn cũ lành hơn.

Vì vậy, kiên trì bôi kem trị mụn mỗi ngày là chìa khóa quan trọng để có được làn da sạch mụn.

“Vậy em bôi trong bao lâu thì ngưng?”

Các loại kem trị mụn mà bác đã chia sẽ, em đều có thể sử dụng lâu dài…vô thời hạn. Trừ mỗi kem trị mụn kháng sinh ra (clindamycin).

Cho dù là em đã trị mụn lành hết rồi thì bác vẫn khuyên em tiếp tục sử dụng, mục đích là để tiêu luôn mấy cái nhân mụn nhỏ mới hình thành để ngăn ngừa mụn trở lại.

Với mục đích phòng ngừa này.

Thì em có thể không cần phải bôi mỗi ngày, em có thể cách ngày ra, cách một hoặc hai,…miễn là em thấy với tần số bôi đó, mụn không xuất hiện trở lại nữa là được.

Bước 5 - Phối Hợp Với Sản Phẩm Khác Đúng Cách

Trong quá trình chăm sóc da mỗi ngày, đương nhiên em sử dụng không chỉ có mỗi mình kem trị mụn.

Thêm vào đó.

Còn có kem dưỡng ẩm (moisturizer), kem chống nắng (sunscreen), kem nền (foundation), toner, nước khoáng cân bằng (facial water),…

Thoa kem trị mụn đúng cách

Vì vậy, bác đã xuất bản riêng một ebook hướng dẫn em cách chăm sóc da một cách cơ bản, từ A đến Z. Ebook cũng hoàn toàn miễn phí, em chỉ cần đăng ký để nhận ngay đường link tải về.

Vừa rồi là các bước thực hiện của cách thoa kem trị mụn đúng cách mà em phải đọc kỹ để áp dụng.

Nhưng nếu có bất cứ thắc mắc gì, em hãy comment ngay trong phần bình luận bên dưới bài viết, bác sẽ đọc và giải đáp giúp em.

Còn bây giờ, bác muốn em lưu ý…

Những Sai Lầm Em Cần Tránh Khi Sử Dụng Kem Trị Mụn

Chọn thời điểm thoa thuốc thích hợp

Thời điểm thoa thuốc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên hiệu quả trị mụn của thuốc.

Adapalene, tretinoin là các thuốc em PHẢI thoa vào em đêm, vì ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Ngược lại, benzoyl peroxide, azelaic acid, salicylic acid cần PHẢI thoa em ngày, vì ánh sáng mặt trời không làm giảm tác dụng thuốc.

Ngoài ra.

Nên bôi kem trị mụn sau khi rửa mặt được khoảng 5-10 phút, vì thời điểm này mức độ thấm thuốc vào da cao nhất.

Không nên sử dụng cây nặn mụn

Nhiều em nghĩ rằng muốn trị hết mụn hoàn toàn thì phải nặn lấy nhân mụn ra. Thật ra, trị mụn đúng cách để hết hoàn toàn không bao giờ cần dùng đến cách nặn mụn.

Ngược lại.

Nặn mụn là một phương pháp trị mụn rất gây hại dù nó được hướng dẫn phổ biến trên mạng.

Vì vậy, bác đã xuất em riêng một bài viết giải thích rõ cho em về nặn mụn, nên nếu em định đi nặn mụn thì phải đọc ngay bài viết này trước.

(Xem “[CẢNH BÁO] Nặn Mụn Đúng Cách: 99% Sẽ Không Bị Sẹo Mụn Nếu Áp Dụng Theo”)

TIPS Để Có Làn Da Sạch Mụn

Chế độ ăn đã được khoa học chứng minh là có ảnh hưởng đến tình trạng mụn. Bác đã xuất bản riêng một bài viết về chế độ ăn trị mụn cho em theo đường link dưới đây.

Bác khuyên em hãy đọc và áp dụng.

Chế độ ăn trị mụn

Vì bên cạnh tác dụng trị mụn, những hướng dẫn của bác trong bài viết này sẽ mang đến cho mạng một chế độ ăn rất “heo thì” (healthy).

Bên cạnh đó.

Em nào cũng nên biết rõ được nguyên nhân nào gây ra tình trạng mụn của mình.

Vì có một lần tư vấn cho một em hãy điều chỉnh từ thức khuya sang ngủ sớm dậy sớm. Tình trạng mụn của một em đã cải thiện một cách ấn tượng.

Một lần nữa, bác muốn em lưu ý…

Kem Trộn, Rượu Thuốc Trị Mụn, Thuốc Bắc Trị Mụn

Như ở đầu bài viết, bác có nhắc nhở em là những sản phẩm trị mụn nào mà không chứa hoạt chất trị mụn được bác đề cập, thì em tuyệt đối không nên bỏ tiền mua về sử dụng.

Và trong quá trình làm việc, khảo sát trên mạng, bác nhận thấy có những sản phẩm trị mụn được chia sẽ khá nhiều.

Đó là: rượu thuốc trị mụn, thuốc bắc trị mụn, kem trộn.

Nhiều em khi mua các dòng sản phẩm này về sử dụng, đều ghi da mặt sạch mụn rất nhanh chóng, da trắng, mềm mịn cứ như làn da em bé,…bác cũng công nhận điều này.

Tuy nhiên.

Sau đó vài tuần thì các em này nhận thấy da mặt xuất hiện mụn trở lại, nhưng lần này mụn nổi nhiều li ti, nhiều mụn mủ. Chưa kể, da mặt thấy hơi ửng đỏ, nhạy cảm, cảm thấy đau rát khi rửa mặt với nước lạnh bình thường.

Cuối cùng vì cảm thấy lo lắng và ngưng sử dụng, tự nhiên mụn nổi bùng phát lên nhiều hơn.

Vì sao lại như thế?

Lý do giải thích cho tình trạng này không thể xác thực 100%, nhưng bác đoán là trong các sản phẩm này có chứa thành phần Corticoid.

Đây là thuốc cũng thường được dùng trong da liễu để trị các bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng.

Khi bôi thuốc corticoid, các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất, bị đẩy lùi. Nhưng bác sĩ da liễu không bao giờ sử dụng thuốc này lâu dài, vì nếu dùng lâu dài thì thuốc gây hại cho da tương tự như những triệu chứng mà em ghi nhận khi sử dụng thuốc bắc, rượu thuốc trị mụn, kem trộn.

Vì vậy, đối với các dòng sản phẩm này, em Tuyệt Đối không bao giờ nên đụng vào.

  • Vy Huynh says:

    Bsi cho e hỏi. E đang sử dụng Epiduo với tần suất là 2 ngày 1 lần vào buổi tối. Đã dùng được 10 ngày rồi. Bây giờ mặt thì hơi khô nhưng vùng da dưới cổ bị cháy đỏ và cực kì khô rát. Vậy có sao k ạ. Hay chỉ là triệu chứng bình thương??? Cám ơn bsi

    • MD Lê Đức Trung says:

      Chào em!
      1. Đầu tiên, da mặt em hơi khô và vùng da dưới cổ bị cháy đỏ là tác dụng phụ của thuốc, em cứ yên tâm vì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, chỉ cần thoa kem dưỡng ẩm, chống nắng đầy đủ khi ra ngoài trời là sẽ tự giảm.

      2. Với tần suất 2 ngày 1 lần, mà em có tác dụng phụ như thế thì hãy đổi sang tần suất 3 ngày 1 lần hoặc thậm chí hãy ngưng sử dụng cho đến khi tác dụng phụ giảm dần, rồi sau đó bắt đầu thoa trở lại với tần suất 3 ngày 1 lần.

  • Đan Thanh says:

    Mình chào bác sĩ ạ. Mình có điều muốn hỏi là da mình là hỗn họp thiên dầu, đã từng đi trị mụn và vẫn làm theo sản phẩm mà bác sĩ khuyên. Nhưng dạo gần đây mình không hiểu lý do gì mà da mặt mình sau khi bôi kem chống nắng đều bị tróc ra. mỗi sáng mình đều xài kem rửa mặt, toner, serum, kem trị mụn megaduo gel, gel lô hội và kem chống nắng aqua sun serum. Sau 5 hay 10 phút thì kem chống nắng lại tróc ra tiếp, da mặt không bị ửng đỏ hay bị rát, mình cảm giác là kem chống nắng nó không tác dụng vào da lắm mặc dù mình xài chai aqua sun serum này là chai thứ 3 rồi ạ. Mong bác sĩ giúp mình ạ

    • MD Lê Đức Trung says:

      Bác chào em.

      Em là một người chăm sóc da rất cẩn thận đấy. Tình trạng mà em nói khả năng là do chăm sóc da vẫn chưa đúng cách.

      Vì sao bác nói chưa đúng cách?

      Đó là vì chăm sóc da có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn (ví dụ như sữa rửa mặt) thì cần phải sản phẩm phù hợp với loại da của mình.

      Sau đó, các sản phẩm phải được sử dụng theo đúng trình tự.

      Quan trọng nữa là,

      Bác không thấy được cụ thể tình trạng da mặt của em nên chưa thể loại trừ thêm khả năng em đang bị một tình trạng da nào khác nữa ví dụ như viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis)

  • Thanh Thủy says:

    Bs cho e hỏi. Hiện tại e đag sử dụg típ holajin rùi có thể sức thêm kem trị mụn nghệ không ạk

  • Ngoc anh says:

    Chào bác sĩ , da e là da dầu mụn , lỗ chân lông to và mụn đầu đen nhiều . Thỉnh thoảng còn nổi mụn sưng đỏ mủ, và nhiều thâm đỏ nữa ạ. E đang muốn kết hợp sử dụng Epiduo, Derma Forte Gel, klenzit ms thì có nên không ạ . E nên sử dụng như thế nào cho đúng ạ. Cảm ơn bác sĩ :))

  • Duyên says:

    Bác sĩ cho e hỏi vs ạ nếu bh e ngưng kem trị mụn, hay kem dưỡng thì tầm bao lâu e có thể chuyển sang dùng serum vs kem dưỡng khác được ạ .Mong Bác sĩ cho e lời khuyên vs ạ, e cảm ơn ạ ?

    • admin says:

      Bác chào em.

      Quan trọng mục đích của em là gì? Em muốn trị mụn hay chăm sóc da? Phải cụ thể bác mới có thể tư vấn rõ cho em được

  • Nguyễn duy điềm says:

    Bác sĩ ơi sau khi tắm xong ta có nên bôi thuốc luôn k ạ

  • Luu says:

    bác sĩ cho em hỏi là dưỡng ẩm nên bôi trước hay sau khi đã bôi kem trị mụn ạ ?

  • Nhật Vân says:

    dạ em chào bác sĩ. em có đang mới sử dụng Derma forte. Da mặt em khô, bong tróc kèm theo ngứa ở những vùng bôi. Vậy em có nên sử dụng tiếp không ạ. em đang dùng 2 lần/ ngày vào sáng và tối ạ. có cần lưu ý gì khi dùng nữa không ạ? Mong bác sĩ giải đáp, em cảm ơn ạ.

    • admin says:

      Bác chào em.

      Trước tiên là bác không rõ được tình trạng da mặt của em thế nào, cũng chưa biết nguyên nhân gây ra là gì nên bác không thể trả lời câu hỏi nên sử dụng tiếp hay không cho em.

      Còn những tác dụng mà em đang gặp phải là tác dụng phụ của kem này gây ra, và em không cần lo lắng quá vì các tác dụng này đều nhẹ và khi da mặt quen dần sẽ dần dần biến mất.

      Em đăng ký tại đây: https://hibacsi.com/dich-vu-tu-van-mun để có thể gửi hình da mặt trực tiếp cho bác tư vấn.

  • Khuynh Hướng says:

    Chào bác sĩ, em bị mụn ẩn và hiện tại em sử dụng Azaduo gel của medisun trong type này có cả Apadalene 0,1% và Benzoyl peroxide 2,5%, em sd 2 lần/1 ngày sáng và tối thì em thấy nhân mụn khô nhanh hơn và quá trình trị mụn đc đẩy nhanh không biết có ảnh hưởng gì kh ạ? Buổi sáng sau khi bôi em còn sd kem chống nắng ạ.

    • MD Lê Đức Trung says:

      Bác chào em.

      Thật vui khi hướng dẫn của bác giúp em trị mụn hiệu quả. Adapalene sẽ bị ánh sáng mặt trời phá hủy nên khi em bôi ban ngày thì chỉ có benzoyl peroxide là có tác dụng trị mụn cho em mà thôi.

      Nếu như em thấy diễn tiến điều trị hiệu quả thì hãy tiếp tục duy trì như vậy.

      Kem chống nắng thì em nên dùng nhiều lần trong ngày.

  • Quynhnhi says:

    Cho em xin link ebook ạ

  • Hằng says:

    Cho e hỏi là nếu sử dụng 2 sp trị mụn vào tối rồi sáng mai sửa dụng 2 sp trị mụn khác có đc k ạ

    • Lê Đức Trung says:

      Em chỉ cần sử dụng 1 sản phẩm vào buổi sáng, 1 sản phẩm vào buổi tối là đủ rồi.

  • Bảo ngọc says:

    Bác sĩ ơi, da mặt em nhiều dầu, lcl khá to và mụn dạo này lên rất nhiều, chủ yếu là viêm, đầu đen, đầu trắng và mụn ẩn. Em chưa đi da liễu, tham khảo trên các trang web thì khá ưng derma forte. Không biết là em có phù hợp sử dụng k ạ? Bs giúp em với!

    • Lê Đức Trung says:

      Bác chào Ngọc.

      Trước tiên, đây mới chỉ là em miêu tả chứ bác chưa thấy rõ, nên có thể cách đánh giá của em sẽ chưa chuẩn được.

      Nhưng nếu chắc chắn da mặt của em có thêm các loại mụn viêm đỏ, mụn mủ thì thường kem trị mụn không đủ sức đẩy lùi hết cho em, kể cả kem Derma Forte.

      Còn nói về kem này.

      Em hoàn toàn có thể sử dụng được, vì bản thân kem trị mụn này khá an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ, mà có gây ra thì từ từ da mặt quen với thuốc thì cũng sẽ hết thôi.

      Thuốc này có tác dụng đó, hiệu quả đó nhưng để trị hết mụn được cho em hay không thì khả năng cao là không em nhé.

  • Thiên Hương says:

    Em đang bôi thuốc Dolly ac acnes gel vào buổi sáng và kem chống nắng ACM Sebionex Spf50 thì nên bôi cùng lúc hay sao ạ?

    • Lê Đức Trung says:

      Bác chào Hương.

      Em bôi kem Dolly trước sau đó hãy bôi kem chống nắng lên nghe Hương.

  • An An says:

    Bác sĩ ơi. Da em là da dầu, nhiều mụn ẩn và thâm. Em hiện đang dùng bộ đôi Megaduo ( sáng ) và Klenzit C ( tối ) để trị mụn nhưng quá chậm và mụn ẩn dưới da em vẫn rất nhiều. Ngoài ra bộ routine của e còn có: BHA Obagi, Nia TO, xịt khoáng Laroche. Em muốn kết hợp thêm BHA Obagi và Nia để thúc đẩy mụn ẩn dưới da trồi lên và gom còi mụn nhanh có được không ạ. Nếu được thì em nên chia các bước skincare như thế nào ạ ?
    P/s: Em có xông mặt muối chanh sả 2-3 lần/tuần nữa ạ

    • Lê Đức Trung says:

      Bác chào An,

      Thật sự bác rất ấn tượng vì em rất rất cẩn thận với làn da của mình. Nhưng đây là cách chăm sóc do bác sĩ hướng dẫn cho em? Nếu là bác thì bác không chăm sóc da và trị mụn như vậy, vì không hiệu quả đâu, nó khiến em mất nhiều chi phí lẫn công sức.

      Bác cần thấy rõ được da mặt của em bác mới tư vấn được. Nếu em muốn thật sự hết mụn và có được cách chăm sóc da chuẩn nhất để áp dụng lâu dài về sau thì hãy đăng ký tại đây: hibacsi.com/dich-vu-tri-mun

      Nhiều em cũng đang điều trị với Hi BacSi và đều đã thành công hết rồi, bác cũng hy vọng em là người tiếp theo mà bác có thể giúp triệt để.

      Chào An An.

  • Nhật vỹ says:

    Bs cho em hỏi là tối em xài differin vs clindamycin còn sáng em xài azelaic acid vs benzoy peroxide được ko ạ em cảm ơn ạ

  • Thiên Thu says:

    Bác sĩ ơi, vậy sáng em dùng azelaic 20% với tối em dùng xen kẽ ngày BHA ngày klenzit ms được không ạ. Hiện tại da mặt em sau mới mọc mụn lại, bình thường sáng em xài toner rau má, serum niacinemide và khóa lại bằng lớp kem dưỡng ẩm B5 cùng với kem chống nắng, tối có thêm bước tẩy trang với BHA 2% và bỏ kem chống nắng. Trong nhà em đang có các sản phẩm skincare và trị mụn trên thì em nên xài thế nào ạ. Em cảm ơn rất nhiều

    • Lê Đức Trung says:

      Chào Thiên Thu.

      Nếu em muốn được tư vấn cụ thể như vậy thì bác cần thấy rõ tình trạng da mặt của em mới nhận định được.

      Em đăng ký tại đây: hibacsi.com/dich-vu-tri-mun

  • Đặng Trung Quang says:

    hiện tại a đang dùng adapalene của klenzic thì chỉ thoa vào buổi đêm vậy benzoyl peroxide 5% của nahf obagi dùng buổi sáng được không ạ vì nó hơi châm chích ạ

  • đức says:

    cho em hỏi là bôi kem dưỡng sau bước bôi mụn là bao lâu ạ

  • Trịnh Thị quỳnh says:

    Chào bác sĩ,em có được nhà thuốc tư vấn dùng Klenzit Ms và Fusimetic.Vậy nếu em dùng kết hợp cả 2 loại thuốc này thì thời gian như nào ạ?

  • Dung says:

    dạ chào bác sĩ, da của em là da dầu có mụn thì nên dùng kem dưỡng gì vào ban đêm ạ

  • >

    [Tải Ngay] ebook chăm sóc da giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại

    +5000 người đã nhận tài liệu miễn phí này